Văn minh Ai Cập thời Trung Cổ

Mặc dù thiếu tự chủ về mặt chính trị, nhưng Ai Cập vẫn giữ một địa vị quan trọng hàng đầu đối với văn minh nhân loại, như thường xuyên từ thời của những kim tự tháp có nấc xa xưa. Mặc dù thư viện Alexandria không còn nữa, nhưng thành Alexandria nói riêng và đất Ai Cập nói chung vẫn giữ được nhiều sách vở quý giá tiếng Hy Lạp, được các học giả tích cực sao chép, dịch thuật sang tiếng Ả Rập. Rất nhiều tác phẩm Hy Lạp về sau được dịch lại sang các thứ tiếng Âu Châu từ những phiên bản Ả Rập và giữ lại dấu vết của những phiên bản đó, chẳng hạn như tác phẩm 'Hè Megalè Syntaxis' ("Đại Luận") của nhà thiên văn Ptolemaios người thành Alexandria sau này được biết đến một cách rộng rãi ở Âu Châu dưới tên 'Almagest' ("Đại Thư") của tiếng Ả Rập.

Theo sử gia Will Durant (The Story of Civilization IV: The Age of Faith), hóa học là một môn học phần lớn được lập ra bởi các nhà bác học Hồi giáo, thừa kế từ Ai Cập. Trước đó, người Hy Lạp chỉ giới hạn trong những thí nghiệm kỹ nghệ và các giả thuyết mơ hồ. Người Saracen (Ả Rập) đã tiến đến sự quan sát chính xác, thí nghiệm có kiểm soát, và ghi chú cẩn thận. Họ phát minh 'alembic' (nồi cất rượu ?), phân tích hóa tính của vô số chất,..., phân biệt alkaliaxít,..., nghiên cứu và bào chế hàng trăm loại thuốc.[1] Nguyên văn:

"Chemistry as a science was almost created by the Moslems; for in this field, where the Greeks (so far as we know) were confined to industrial experience and vague hypothesis, the Saracens introduced precise observation, controlled experiment, and careful records. They invented and named the alembic (al-anbiq), chemically analyzed innumerable substances, composed lapidaries, distinguished alkalis and acids, investigated their affinities, studied and manufactured hundreds of drugs. Alchemy, which the Moslems inherited from Egypt, contributed to chemistry by a thousand incidental discoveries, and by its method, which was the most scientific of all medieval operations."